Kỷ nguyên thứ 2 của stadtholder Vương tộc Orange-Nassau

Các quan nhiếp chính Hà Lan nhận thấy họ đã phải chịu đựng áp lực rất lớn dưới sự lãnh đạo đầy quyền lực của Vua William III và bỏ trống vị trí stadtholder lần thứ 2. Năm 1702, William III qua đời mà không để lại người thừa tự, Thân vương quốc Orange và tước vị Thân vương xứ Orange đã bị tranh chấp giữa Thân vương John William Friso của nhánh Frisian Nassau và Vua Friedrich I của Phổ, cả hai đều xưng là Thân vương xứ Orange. Vì cả hai đều là hậu duệ của Frederick Henry, Thân vương xứ Orange. Vua Phổ là cháu của Frederick thông qua mẹ ông, Nữ bá tước Luise Henriette của Nassau. Frederick Henry trong di chúc của mình đã chỉ định dòng này làm người kế vị trong trường hợp Nhà Orange-Nassau tuyệt tự. John William Friso là chắt của Frederick Henry (thông qua Albertine Agnes của Nassau, một người con gái khác của ông) và được chỉ định là người thừa kế theo di chúc của William III. Thân vương quốc Orange đã bị quân đội của Vua Louis XIV dưới sự chỉ huy của François Adhémar de Monteil, Bá tước Grignan, chiếm giữ trong Chiến tranh Pháp-Hà Lan năm 1672, và một lần nữa vào tháng 8 năm 1682. Sau khi Hiệp ước Utrecht được ký kết, cuộc chiến đã kết thúc, và lãnh thổ Orange được chính thức nhượng lại cho Pháp bởi Vua Friedrich I của Phổ vào năm 1713.[3]

John William Friso chết đuối vào năm 1711 tại Hollands Diep gần Moerdijk, và người thừa kế của ông là cậu con trai William IV, Thân vương xứ Orange. Người này đã nối nghiệp cha giữ chức stadtholder của Friesland (chức vụ đã trở thành cha truyền con nối ở tỉnh này từ năm 1664), và Groningen. William IV được tuyên bố là stadtholder của Guelder, OverijsselUtrecht vào năm 1722. Khi người Pháp xâm lược Hà Lan vào năm 1747, William IV được bổ nhiệm làm stadtholder của HollandZeeland. Chức vị Stadtholder được cha truyền con nối cho cả dòng nam và dòng nữ ở tất cả các tỉnh cùng một lúc.[4]